6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 7

6 trò chơi dân gian ngày Tết độc đáo của Hàn Quốc

Tháng Mười Hai 17, 2017
Ẩm thực Hàn Quốc

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 7Tại Hàn Quốc, bên cạnh ẩm thực hay nghi lễ truyền thống, trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Đến với Hàn Quốc trong dịp này, những khách du lịch nước ngoài thường rất thích thú với những trò chơi dân gian đặc sắc ở đây.

Tết Hàn Quốc hay còn gọi là Seollal, kéo dài 3 ngày (30 Tết, mùng 1 và mùng 2 Tết). Trong dịp này, trẻ em Hàn Quốc sẽ thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại nhiều địa điểm công cộng. Tuy nhiên những người lớn và kể cả các du khách cũng đều có thể cùng tham gia, hòa cùng vào không khí nô nức của mùa xuân.

Dưới đây là một số trò chơi dân gian độc đáo của người Hàn Quốc trong dịp Seollal: 

Neolttwigi (bập bênh)

Bập bênh chắc hẳn là một trò chơi rất rất quen thuộc với tuổi thơ của tất cả mọi người đúng không? Nhưng Neolttwigi – trò bập bênh truyền thống ngoài trời của phụ nữ và trẻ em gái Hàn Quốc lại có những điểm đặc biệt và độc đáo hơn. 

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 4

Bộ dụng cụ chơi rất đơn giản, gồm có một ván gỗ dài và một bó rơm hoặc bục gỗ thấp để làm điểm tựa. Mỗi người chơi sẽ đứng ở hai đầu của tấm ván và lần lượt nhảy để làm cho người đối diện bay lên cao, càng cao càng tốt. Điều quan trọng của trò Neolttwigi này là người chơi cần giữ được thăng bằng cơ thể và tốc độ, nhịp thở ổn định để không bị rơi khỏi tấm ván. Nhiều người chơi “chuyên nghiệp” thậm chí còn thực hiện các cú nhào lộn trên không.

Yutnori (chơi gậy)

Yutnori là một trong những trò chơi phổ biến nhất của người Hàn Quốc, đặc biệt trong dịp Seollal. 

Yutnori là trò chơi gậy, chơi bằng cách di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, và lấy gậy làm xúc xắc. Trò giải trí này đã có từ rất xa xưa, dụng cụ chơi bao gồm 1 bàn chơi, có thể được làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình tròn và gậy yut. Gậy yut gồm 4 cây gỗ theo hình trăng khuyết, một mặt trên có khắc chữ được gọi là yut. Đường đi của những cây gây yut này tượng trưng cho sự vận động của hành tinh mặt trời, còn ý nghĩa hẹp hơn là cầu mong một năm mới đầy sung túc.

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 1

Những chiếc gậy này có kích cỡ khá lớn, vừa tay người ôm, một mặt có 4 dấu X, một mặt không có hình, nhìn hình dáng hơi giống một chiếc bánh mỳ. Khi chơi, người chơi sẽ tung 4 gậy yut lên để xác định các bước đi trên bàn chơi.

Nếu có 1 cây mặt ngửa gọi là “to” thì được đi thêm 1 bước, 2 cây mặt ngửa gọi là “gae” được đi 2 bước, 3 cây mặt ngửa gọi là “geol” được đi 3 bước, 4 cây mặt ngửa gọi là “yut” được đi 4 bước. Nếu không có cây nào ngửa thì gọi là “mo” và được đi 5 bước, đặc biệt, nếu bắt được ngựa hay bò của đối phương sẽ được tung yut 2 lần. Nhìn chung trò này khá giống trò cá ngựa ở Việt Nam.Cả 4 quân của người nào (đội nào) về đích trước thì sẽ thắng cuộc.

Tuho (ném mũi tên)

Một trò chơi dân gian khác cũng rất nổi tiếng ở xứ sở Kim Chi đó là Tuho, hay còn gọi là ném mũi tên vào bình. Trong đó, người chơi sẽ đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn, đôi khi được trang trí đẹp mắt. Người chiến thắng sẽ là người ném được nhiều mũi tên trúng bình nhất.

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 2

Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu, nhưng giờ đây trở nên phổ biến với mọi người dân Hàn Quốc.

Jegichagi (đá cầu)

Đá cầu là một trò chơi dân gian thường được chơi vào các dịp đầu xuân. Trò này dùng quả cầu để đá, đúng như tên gọi là đá cầu. Quả cầu truyền thống của Hàn Quốc được làm từ những tờ giấy có chất lượng đủ khỏe quấn vào một đồng xu có tác dụng tạo trọng lượng cho quả cầu, phần giấy phía trên được cắt thành các dải có tác dụng như là lông của quả cầu thông dụng hiện nay.

Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại Trung Quốc. Ở Hàn Quốc thì những ghi chép đầu tiên về trò đá cầu vào thời Koryo, có nguồn gốc từ một trò tương tự bóng đá. Trò bóng đá này vào thời Koryo được mọi tầng lớp yêu thích tuy nhiên đến thời Joseon thì có nhiều biến đổi. Người xưa sáng tạo ra “kon”, “konja”, “chokkonja” có hình dạng khá giống cầu ngày nay. Đặc biệt thì “chokkonja” có hình dáng giống quả cầu nhất, nó được làm bằng giấy xé mảnh hay lông thú bó lại. Chính vì thế thời đó phát triển hai hình thức chơi đá cầu sử dụng bóng gọi là “chukkuk” – đá bóng và một hình thức nữa sử dụng “chokkonja”.

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 3

Vào thời Joseon nó rất thịnh hành và được chơi ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Đây là trò chơi của màu đông và xuân. Vào những ngày thời tiết lạnh, ra khỏi nhà chơi đá cầu một chút, mồ hôi đổ ra, không những là trò giải trí mà còn giúp rèn luyện thể lực nhẹ nhàng trong những ngày giá rét. Sau đó thì dần dần người ta phát minh ra cầu đồng xu và được chơi rộng rãi trên toàn quốc. Khi mà trò bóng đá phương Tây du nhập vào Hàn Quốc thì trò đá cầu sử dụng bóng dần biến mất. Vì thế ngày nay ở Hàn Quốc nếu nhắc đến đá cầu thì người ta sẽ chỉ nghĩ đến trò đá cầu đồng xu.

Đá cầu rất linh hoạt trong cách thức chơi nên không phân biệt tuổi tác, giới tính, ai cũng có thể chơi một cách dễ dàng. Trò này chủ yếu dùng các bộ phận của chân: lòng bàn chân, máng bàn chân, mũi bàn chân, gót chân, đầu gối…và có khi dùng cả vai, đầu, thân để chơi, tuyệt đối không được dùng tay. Đá cầu chơi theo hình thức đá đơn hay đá theo nhóm. Người chơi đá sao cho quả cầu không chạm đất là được. Nếu như đá đơn thì tính theo số lượng cầu tâng được để quyết định người thắng. Ai tâng được nhiều cầu hơn sẽ là người thắng. Người có kĩ thuật cùng lúc có thể tâng được liên tục vài trăm quả. Nếu mà ai bị rơi cầu xuống đất thì phải truyền lượt cho người tiếp theo. Đối với đá cầu theo nhóm thì họ đứng thành hình tròn rồi đá truyền cho nhau. Đá cầu theo nhóm không phân thắng thắng bại. Nếu như bắt cầu lỗi thì người đó phải đá cầu lại cho những người khác.

Ngày nay, khi đến Hàn Quốc vào dịp tết, du khách sẽ thấy hình ảnh những cậu bé, cô bé mặc quần áo rực rỡ sắc màu chơi đùa với chiếc cầu một cách rất vui vẻ.

Paengi Chigi (con quay)

Đây là trò chơi tương tự với chơi con quay ở Việt Nam. Trẻ em Hàn Quốc có thể chơi trên mặt đất hoặc mặt nước đóng băng trong mùa đông dịp Tết. Con quay ở Hàn Quốc thường được làm từ gỗ cây bạch dương, gây thông hoặc cây táo.

 

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 5Điều đặc biệt là trẻ em nơi đây thường dùng que để chơi con quay. Đây là một trò chơi nhóm và vẫn được nhiều trẻ em Hàn Quốc yêu thích cho đến ngày nay.

Thả diều

Thả diều là trò chơi rất được yêu thích ở Châu Á. Giống như ở Việt Nam, thả diều cũng là trò chơi được rất nhiều bạn trẻ Hàn Quốc yêu thích. Tại Hàn Quốc có khoảng 100 loại diều khác nhau, mỗi loại lại có cách trang trí và được làm từ chất liệu riêng biệt. Có thể kể đến một số loại diều có hình đặc trưng như diều hình bàn cờ, bát quái, ngũ sắc,.. Hình mẫu của một con diều Hàn Quốc xét về tổng thể là rất đơn giản nhưng về mặt cấu trúc khung hình lại được xây dựng với tính chính xác cao.

6 tro choi dan gian ngay tet doc dao cua HQ 6

Người Hàn thường thả diều trong dịp Tết với 3 mong muốn chính: giải trí, tiễn tai ương năm cũ và đón chào may mắn trong năm mới, thể hiện nghệ thuật truyền thống.

Du khách hãy đặt ngay cho mình một tour du lịch Hàn Quốc để cùng Viet Viet Tourism khám phá về những điều thú vị khác tại xứ sở Kim Chi xinh đẹp nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ!